Bến Tre là xứ sở của dừa. Ngoài những món ăn được chế biến từ dừa, Bến Tre còn vô vàn món ăn đặc biệt mà không thể nhầm lẫn với nơi nào khác.
1.Kẹo dừa
Nhắc đến Bến Tre, ngoài dừa thì món nhiều người nghĩ đến nhất chính là kẹo dừa - món quà ngon, ngọt, ai nếm một lần cũng nhớ mãi. Kẹo dừa Bến Tre dẻo, thơm lại nhiều vị, ngày nay ngoài vị dừa truyền thống còn có rất nhiều hương vị khác như dừa - socola, dừa - sầu riêng, dừa - đậu phộng,...
2. Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo ốc gạo là món ăn dân dã không chỉ du khách phương xa, mà ngay người dân những vùng xung quanh đến mùa là phải ghé qua chợ Lách để ăn. Mỗi mùa ốc chỉ từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch là hết. Vị thơm béo của vỏ bánh đổ từ bột pha nước cốt dừa đã có thể đủ làm khách ngây ngất, nay lại thêm nhân gồm củ sắn xắt sợi, giá đỗ và ốc gạo dai bùi, ngọt ngon rải đều phía trong khiến bánh xèo ốc gạo không ngấy mà lại còn rất lạ vị, hoàn toàn thuyết phục những người sành ăn nhất.
5 món đặc sản chỉ có ở Bến Tre |
3. Bánh tráng Mỹ Lồng
Mỹ Lồng trứ danh nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Bánh tráng nướng trên bếp than cho vừa chín hai mặt, dậy mùi của dừa quyện với bột, lấy ra ăn nóng là ngon nhất. Giòn giòn như bất cứ loại bánh tráng nào nhưng dừa đem lại cho nó vị thơm ngọt không bánh tráng ở đâu sánh bằng.
4. Bánh phồng Sơn Đốc
Bánh phồng là niềm tự hào của người dân Sơn Đốc. Mùi hương gạo nếp, hương dừa phảng phất trong từng chiếc bánh phồng nhỏ nhắn luôn khiến những người xa quê nhớ hoài. Bánh phồng ở đây còn có tên gọi dân gian là bánh phồng chuồi. Miếng bánh nhỏ nhưng dày hơn nơi khác, khi nướng sẽ phồng to. Nướng bánh tráng lẫn bánh phồng ngon nhất là trên ngọn lửa rơm hoặc lửa than. Người Nam Bộ thường chẻ một đoạn sống lá dừa xòe ra như nan quạt để nướng bánh. Người nướng phải nhanh tay lăn trở để bánh nóng chín và giòn đều.
5. Cơm dừa Bến Tre
Món cơm dừa ngày nay hiếm có người nấu vì món ăn này rất cầu kỳ và tốn thời gian. Để làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon và phải vo sạch bằng nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa xiêm đem chưng cách thủy. Dừa nấu cơm để nguyên trái, chỉ gọt bớt vỏ cho quả dừa có hình dáng bắt mắt, sau đó cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy "nồi cơm dừa".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét