Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội với lịch sử hơn 1500 năm. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc lâu đời, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước đến đây. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu ngôi chùa này nhé !
Vị trí của chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, Tây Hồ, Ba Đình, Hà Nội, tọa lạc tại một hòn đảo phía Đông Hồ Tây
Chùa Trấn Quốc - ngôi chùa linh thiêng, cổ kính ở Hà Nội |
Để đến chùa Trấn Quốc, bạn có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy hay bằng xe buýt với các tuyến xe chạy qua chùa là 33 và 50.
Lịch sử chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế năm 541, tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời vua Lê Thái Tông (năm 1434-1442), nhà vua đổi tên chùa là chùa An Quốc. Hàng năm, nước sông Hồng lên làm xói mòn, lở bãi sông, cho nên năm 1615 đời vua Lê Kính Tông chùa được dời vào trong đê Yên Phụ. Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, và mở rộng cho đến đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa (1681-1705), chùa được đổi tên là Trấn Quốc.
Cảnh quan kiến trúc chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của Hồ tây một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Xung quanh ngồi chùa được bao bọc bởi sông nước Hồ Tây tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình, cùng với không khí trong lành tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho những tín đồ phật tử, khách tham quan ghé thăm nơi đây. Tuy ngôi chùa nằm ở trung tâm thủ đô ngôi chùa vô cùng yên tĩnh và thanh tịnh, không có sự xô bồ, ồn ào của thành thị.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc được sắp xếp theo phong thái của Phật giáo, gồm nhiều lớp nhà và 3 gian chính : Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công.
Tiền đường hướng về phía Tây, khi đi qua cổng chùa, đi tiếp trên con đường rộng lát gạch đỏ dẫn vào nhà chính, bạn sẽ thấy tiền đường ở chính giữa và đối diện với cổng vào. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông chùa, là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia, đang lưu giữ 14 tấm bia. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng.
Đặc biệt hơn ở phía trong khôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959 nó mang ý nghĩa : Hoa sen tượng trưng cho đức tính của Phật, cho dù ở môi trường ở xấu như ở dưới bùn, vẫn không hề bị ô uế bởi mùi hôi, tanh của bùn mà vẫn mạnh mẽ vươn lên. Bồ đề tượng trưng cho trí giác, trí tuệ vô thượng.
Hiện nay, chùa Trấn Quốc lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như những pho tượng đúc đồng được tạo tác tỉ mỉ ở thượng điện, hay pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam.
Người dân thường đến chùa Trấn Quốc vào những mùng một, ngày rằm hay những ngày lễ Tết để cầu bình an, để việc đều được thuận lợi suôn sẻ và tìm kiếm lại sự thư thái, thanh tịnh trong tâm hồn sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét